Phụ nữ có bầu uống cà phê được không?

Vì một số lý do liên quan tới sức khỏe, cà phê luôn là yếu tố được các bác sỹ khuyến cáo khi sử dụng cho phụ nữ có thai. Kết luận chung từ nhiều chuyên gia cho rằng rằng các mẹ bầu chỉ được nạp dưới 200mg caffeine/ngày – tương đương một cốc cafe cỡ trung bình thường thấy.

Nguyên nhân chính đến từ những rủi ro của caffeine đối với sức khỏe thai nhi, dù không phải lúc nào cũng xảy ra nhưng cũng chẳng ai dám mạo hiểm sinh mệnh của một đứa trẻ. Do vậy, lời khuyên dành cho các sản phụ là hạn chế thói quen uống cà phê hết mức có thể, thậm chí ngừng hẳn thì càng tốt.

Chốt lại: Phụ nữ có thể uống cà phê hay không?

Nhìn chung, phụ nữ mang bầu vẫn có thể uống cà phê. Tuy nhiên, lượng cà phê (cũng như tỷ lệ caffeine) nạp vào cơ thể cần được chú ý sát sao nhất có thể, để tránh gây ra những hậu quả khó lường lên sức khỏe thai nhi.

Theo ACOG (American College of Obstetricians and Gynecologists), phụ nữ có thai cần hạn chế hàm lượng caffeine được tiêu thụ xuống dưới 200mg/ngày, tương đương một cốc có dung tích 8oz nếu đó là loại cafe phổ biến thông thường.

Một chai nước cỡ vừa 500ml = 16.907oz, vậy nên 8oz sẽ đạt khoảng non nửa kích cỡ đó.

So sánh dung tích tương ứng của một số đồ chứa phổ biến trong cuộc sống.

Hướng dẫn an toàn nhất để uống cafe khi mang bầu

Vẫn biết giới hạn đặt ra là lượng caffeine không quá 200mg/ngày, nhưng điều đó không có nghĩa các mẹ bầu sẽ luôn an toàn khi đạt dưới ngưỡng này. Ngược lại, phụ nữ có thai được khuyến cáo uống càng ít cafe càng tốt, vì đôi khi chỉ một lượng nhỏ caffeine cũng có thể tiềm ẩn rủi ro tùy tính chất cơ địa mỗi người.

Một số kết quả công bố trước đây cho thấy ở những bà mẹ nạp nhiều hơn 200mg caffeine/ngày, thai nhi ở giai đoạn thai nghén thường có thể trạng và cân nặng kém hơn bình thường. Mặt khác, nghiên cứu từ viện NIH (National Institutes of Health) tại Mỹ cũng chứng minh rằng thai nhi của sản phụ nạp caffeine ít hơn 200mg/ngày vẫn chịu ảnh hưởng tương tự, chỉ là ở mức độ nhẹ hơn.

Lý giải cho điều này, các nhà khoa học kết luận caffeine có thể gây co thắt các mạch máu của bộ phận dạ con (tử cung) và nhau thai, từ đó giảm thiểu lượng máu dẫn truyền tới bào thai, cung cấp ít chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi.

Dù sao thì mức độ rủi ro đang tạm thời dừng lại ở đó, vì hiện chưa có nhiều bằng chứng cho thấy nạp caffeine dưới 200mg/ngày sẽ chắc chắn gây ra hậu quả nghiêm trọng như suy dinh dưỡng thai, đẻ non, hay sảy thai. Do vậy, giới y học vẫn công nhận ngưỡng caffeine dưới 200mg/ngày là đủ “ổn” cho các bà bầu uống cafe.

phụ nữ có bầu uống cà phê
Nguồn ảnh: BBC

3 tác hại của caffeine lên phụ nữ có thai

Ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi

Caffeine khi vào cơ thể mẹ sẽ dần đi tới nhau thai, qua màng nước ối và từ đó vào trong hệ tuần hoàn máu của thai. 

Đối với người mẹ, hệ trao đổi chất của cơ thể sẽ dần phản ứng và xử lý lượng caffeine này – nhưng với thai nhi thì không đơn giản như vậy vì các cơ quan vẫn chưa phát triển toàn diện. Do vậy, hệ quả hay tác hại của caffeine lên thai nhi sẽ kéo dài và đi kèm với mức độ trầm trọng hơn.    

Phản ứng nhạy cảm với kích thích

Một số bà mẹ thường tự tin về khả năng “chai” caffeine của mình, có thể vì đã có thời gian dài uống cà phê như một thức uống hàng ngày. Tuy nhiên, tình trạng đó có thể đảo chiều một cách bất ngờ khi họ mang thai.

Những thay đổi đáng kể về cơ địa khi mang bầu có thể khiến phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn với tác dụng kích thích của caffeine. Tim đập nhanh, huyết áp cao, tức ngực, bồn chồn đến mất ngủ… tất cả đều có thể xảy ra bất ngờ khiến họ không lường trước.

Càng chạm đến những giai đoạn sau của thai kỳ, cơ thể mẹ càng dễ bị ảnh hưởng, bởi khả năng chuyển hóa caffeine đã trở nên kém hiệu quả hơn. Trung bình, khi mang thai từ 3 – 6 tháng, cơ thể mẹ thường xử lý caffeine chậm gấp đôi so với thông thường. Tốc độ có thể chậm gấp 3 lần khi đạt tháng 6 – 9 của thai kỳ. 

Khi cơ thể mẹ không thể xử lý caffeine một cách nhanh và ổn định, lượng caffeine tồn đọng trong máu và tiếp tục truyền đến nhau thai sẽ cao hơn, trực tiếp gây ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy nên chỉ một lượng nhỏ caffeine đối với mẹ bầu cũng có thể đem đến rủi ro khó lường.

Ức chế khả năng hấp thụ chất

Tác động này không đến trực tiếp từ caffeine, nhưng lại có mối liên hệ mật thiết đến nguồn gốc đồ uống chứa chất này.

Cụ thể, các thức uống phổ biến về caffeine (như trà và cà phê) thường chứa các hợp chất đặc trưng khác có khả năng gây gián đoạn và cản trở hiệu quả hấp thụ sắt – một trong những chất rất cần thiết cho cơ thể.

Các nhà khoa học khuyến cáo nếu không thể bỏ thói quen uống trà hay cafe, hãy cố gắng uống cách vài giờ sau khi ăn. Lúc đó, cơ thể đã kịp hấp thụ ít nhiều các chất dinh dưỡng như sắt rồi.


Đọc Thêm: 10 Tác Hại Của Cafe Với Cơ Thể – Đừng Đùa Với Con Dao Hai Lưỡi!


3 cách hiệu quả giúp hạn chế nạp caffeine khi mang thai  

Cai cà phê hoàn toàn trong suốt thời gian trước, trong và sau khi mang thai chắc chắn không phải chuyện dễ dàng, nhất là đối với những ai đã hình thành thói quen khó bỏ. Dưới đây là 4 biện pháp hữu hiệu để giúp các bà mẹ đạt được mục tiêu này.

Từ bỏ dần dần

Nếu cảm thấy quá khó khăn trong việc bỏ sở thích uống trà hoặc cafe (cả 2 đều là đồ uống phổ biến có chứa caffeine), hãy thực hiện từng bước một, giảm dần liều lượng tiêu thụ theo thời gian. Tất nhiên, mục tiêu giảm lượng caffeine xuống dưới 200mg/ngày là bắt buộc, và nên đạt được càng sớm càng tốt.

Một số cách đơn giản để giảm lượng caffeine nạp vào cơ thể mà không tạo cảm giác quá “đột ngột” như:

  • Trộn cà phê decaf với cà phê thường, để tỷ lệ caffeine trong cốc trở nên bão hòa hơn.
  • Nếu pha sữa tươi với cafe, hãy tăng lượng sữa và giảm cafe xuống.
  • Khi pha trà hoặc cafe qua phin/máy lọc, đừng ủ quá lâu trong nước sôi, giúp giảm lượng caffeine được chiết xuất.

Chuyển hoàn toàn sang cà phê decaf

Sẵn sàng gạt qua một bên cảm giác hưng phấn do kích thích từ caffeine, mà chỉ cần thưởng thức hương vị đặc trưng của cà phê là đủ? Vậy thì đừng chần chừ mà hãy chuyển sang dùng cà phê decaf ngay và luôn. Chúng vẫn chứa caffeine nhưng với hàm lượng cực kỳ nhỏ, gần như là không đáng kể.

cà phê decaf

Tạo thói quen mới tích cực cho sức khỏe

Phương pháp này thường dành cho những ai đã “thức tỉnh” đến cảnh giới cao về độ tự chủ bản thân, nhận ra rằng caffeine thật sự không cần thiết để giúp cơ thể cảm thấy tràn đầy năng lượng. 

Thay vào đó, tập thêm cho mình một thói quen lành mạnh về cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần như ngủ sớm và ngủ đủ, kiểm soát thời gian nghỉ ngơi và làm việc điều độ, tập thể dục… – tất cả những công việc tưởng chừng nhỏ bé này luôn luôn có tác dụng khổng lồ hơn chúng ta tưởng, đặc biệt là cho các mẹ bầu.


Đọc Thêm: “Giờ Vàng” Uống Cafe Trong Ngày – Không Phải Buổi Sáng Thức Dậy Đâu Nhé!


Phụ nữ có bầu uống cà phê – Câu hỏi thường gặp

Chuẩn bị mang thai có nên uống cà phê?

Nếu “chuẩn bị mang thai” đồng nghĩa với việc chưa có thai hoặc chưa bước vào quá trình hình thành bào thai trong cơ thể mẹ, phụ nữ hoàn toàn có thể giữ nguyên thói quen uống cà phê của mình mà không lo tác động tới sức khỏe thai nhi.

Cho con bú có được uống cà phê không?

Kể cả khi đã sinh xong, các bà mẹ vẫn không nên uống cà phê khi em bé còn đang bú mẹ. Caffeine hoàn toàn có thể hòa vào sữa mẹ khi cho bú – chắc chắn không phải một điều tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe chung của em bé.

Sau sinh bao lâu thì được uống cà phê?

Sau khi sinh xong, các bà mẹ nên đợi tới khi con mình cai sữa hoàn toàn mới nên uống cà phê trở lại. Như đã đề cập, caffeine vẫn có thể được truyền từ cơ thể mẹ sang con khi cho bú sữa. Vì vậy, để tránh mọi rủi ro liên quan dù là nhỏ nhất từ caffeine gây ảnh hưởng đến con nhỏ, hãy chờ đến khi bé có thể tự ăn và hấp thụ dinh dưỡng từ các nguồn khác ngoài sữa mẹ.